Bảo hộ thương hiệu sơn nước là việc làm cần thiết đảm bảo tính minh bạch, pháp lý chặt chẽ. Qua đó, bạn sẽ được đảm bảo quyền lợi và hướng đến sự phát triển bền vững. Tuy nhiên, chỉ có một số đối tượng cụ thể mới được phép đăng ký bảo hộ thương hiệu sơn nước. Muốn hiểu thêm về điều này quý vị nên dành thời gian đọc ngay bài viết do SAC Group cung cấp dưới đây.
Các đối tượng được đăng ký bảo hộ thương hiệu sơn nước
Bảo hộ thương hiệu sơn nước được quy định rõ tại Khoản 13, Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2009. Theo đó, văn bản này đã chỉ rõ các chủ thể được tiến hành đăng ký nhãn hiệu, dịch vụ về sơn như sau:
Xem thêm:
- Đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm sơn nước là gì, có mấy loại?
- Tìm hiểu nhượng quyền thương hiệu sơn nước là gì
Tổ chức, cá nhân được đăng ký bảo hộ thương hiệu sơn nước
Tổ chức hoặc cá nhân được đăng ký nhãn hiệu dùng cho hàng hóa do mình sản xuất. Đồng thời, nếu đó là dịch vụ do mình cung cấp cũng nhận lại chấp thuận từ cơ quan có thẩm quyền.
Tổ chức, cá nhân được đăng ký bảo hộ thương hiệu sơn nước
Bên cạnh đó, tổ chức hoặc cá nhân tiến hành hoạt động thương mại hợp pháp có quyền đăng ký bảo hộ. Tuy nhiên, việc này chỉ được công nhận khi sản phẩm do người khác sản xuất không sử dụng nhãn hiệu đó. Hơn hết, họ cũng không phản đối việc đăng ký đó.
Tổ chức tập thể được đăng ký bảo hộ thương hiệu sơn nước
Bảo hộ thương hiệu cho sơn nước cũng được áp dụng cho tổ chức tập thể thành lập hợp pháp. Các thành viên có thể sử dụng theo quy chế nhãn hiệu tập thể. Việc bảo hộ thương hiệu cần được cơ quan có thẩm quyền xem xét và cho phép. Tùy vào từng trường hợp cụ thể sẽ liên quan đến địa phương nơi đăng ký hoặc nhà nước Việt Nam.
Tổ chức kiểm soát được đăng ký bảo hộ thương hiệu sơn nước
Mặt khác, tổ chức kiểm soát, chứng nhận chất lượng, đặc tính,… cũng có quyền đăng ký nhãn hiệu. Thế nhưng, điều này chỉ được chấp thuận khi không tiến hành sản xuất, kinh doanh hàng hóa đó. Chưa hết, hai hoặc nhiều tổ chức, cá nhân có thể đăng ký cùng một nhãn hiệu để trở thành đồng sở hữu. Tuy nhiên, cần phải nhân danh tất cả các đồng chủ sở hữu và không gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng.
Quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu đối với nhãn hiệu là gì?
Việc đăng ký bảo hộ thương hiệu sơn nước tuy không phải là thủ tục bắt buộc. Nhưng, nhờ đó chủ sở hữu được đảm bảo quyền lợi cũng như hướng đến những nghĩa vụ thiết thực như sau:
Chủ sở hữu nhãn hiệu |
Chi tiết |
Quyền |
– Được gắn nhãn hiệu lên bao bì hàng hóa, phương tiện kinh doanh và dịch vụ, giấy tờ giao dịch trong kinh doanh. – Lưu thông, chào bán, quảng cáo, tàng trữ hàng hóa mang nhãn hiệu được bảo hộ. – Nhập khẩu dịch vụ, hàng hóa mang nhãn hiệu được bảo hộ, |
Nghĩa vụ |
– Sử dụng liên tục nhãn hiệu. – Nếu không sử dụng nhãn hiệu liên tục từ 5 năm trở lên giấy chứng nhận nhãn hiệu đó sẽ bị chấm dứt. |
Tin rằng, với những phân tích chi tiết trên đây đã giúp bạn hiểu rõ về các đối tượng được đăng ký bảo hộ thương hiệu sơn nước. Hãy tiếp tục theo dõi chuyên trang để không bỏ lỡ nội dung hữu ích khác quý vị nhé.